Thành phần đậu lăng :
100% đậu lăng đỏ cam san hô hữu cơ.
Thiết đậu hay còn gọi đậu lăng, đậu lentil (danh pháp khoa học: Lens culinaris), là một loài thực vật có hoa trong họ đậu. Đậu lăng là một phần của chế độ ăn của con người từ thời kỳ đồ đá mới aceramic, là một trong những cây đầu tiên được thuần hóa ở vùng Cận Đông. Bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã ăn đậu lăng 9.500 đến 13.000 năm trước đây.
Đậu lăng (đỗ lăng) là loại đậu ít calo nhưng giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe đặc biệt làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp hỗ trợ làm cân một cách nhanh chóng.
Đậu lăng là một nguồn lớn protein, carbohydrate, chất xơ, axit amin thiết yếu như isoleucin và lysine… Nó cũng chứa các khoáng chất khác nhau như đồng, kali, mangan, phosphor, molybden, vitamin B1, folate và tryptophan. Do đó, đậu lăng được xem là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất khi hỗ trợ sức khỏe tim, quản lý đái tháo đường, phòng ngừa ung thư, cải thiện tiêu hóa, giúp giảm cân, điều trị thiếu máu, tăng cường sức khỏe thần kinh và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch ở phụ nữ có thai.
Đặc điểm đậu lăng :
– Nấu nhanh chín hơn đậu lăng xanh, hạt đậu khi chín mềm hơn, tạo độ bột nghiền nhuyễn hơn.
– Chứa nhiều đường đa với chỉ số glycemic thấp : hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, phân bổ nguồn năng lượng dài trong ngày, hạn chế hiện tượng ăn vặt, mau đói…
– Nguồn cung cấp protein bổ sung hoặc thay thế thịt : 200g đậu lăng chín cung cấp 16g protein.
– Giàu chất khoáng, chất chống oxi hóa và vitamin : sắt, magnesium, can xi…
– Giàu chất xơ : hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa và giảm bệnh tim mạch, kiểm soát cholesterol xấu…
– Là thực phẩm khuyên dùng cho mẹ bầu nhờ chứa vitamin B9 (axit folic) giúp phát triển hệ thần kinh cho bé từ trong bụng mẹ.
Công dụng đậu lăng:
Giảm cholesterol
Tốt cho tim
Tốt cho tiêu hóa
Ổn định đường huyết
Có chứa protein tốt
Tăng năng lượng
Giảm cân
Ngăn ngừa ung thư
Tốt cho não
Cải thiện hoạt động điện giải
Cách dùng đậu lăng:
Ngâm trước khi dùng, làm sữa hạt, làm bánh, chế biến món ăn…
Cho vào nồi áp suất hầm nhừ rồi nấu với cơm, với cháo
Nấu với nước theo tỉ lệ 1 lượng đậu lăng 3 lượng nước. Có thể ăn lạnh như xà lách, ăn nóng với thịt, rau củ… nấu súp, làm món đậu lăng nghiền (tương tự khoai tây nghiền)…
Bảo quản đậu lăng:
Nơi khô ráo thoáng mát, tránh nguồn nhiệt cao và ẩm ướt. Bảo quản tốt hơn trong lọ thủy tinh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.